Tăng cường sức đề kháng - chìa khóa phòng bệnh mùa hè cho trẻ
Với khí hậu nắng nóng, mưa nhiều, độ ẩm không khí tăng cao, mùa hè là thời điểm bùng phát các loại bệnh nguy hiểm do vi khuẩn, virus, đặc biệt là ở trẻ em sức đề kháng còn yếu.
Mùa hè – thời điểm bùng phát các dịch bệnh nguy hiểm
- Các loại bệnh liên quan đến nắng nóng hoặc say nhiệt, sốc nhiệt khi trẻ chơi ngoài nắng nhiều: Khi bị say nắng, trẻ sẽ có hiện tượng mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, gây nguy cơ đột quỵ, tổn thương não và tử vong.
- Các loại bệnh liên quan đến thực phẩm. Thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi cho các loại vi sinh vật có trong thực phẩm phát triển. Nếu ăn phải thực phẩm không đảm bảo, trẻ có thể bị ngộ độc như: nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, sốt, chóng mặt…
- Các loại bệnh lây nhiễm phổ biến vào mùa hè như: thủy đậu, sởi, sốt xuất huyết, cúm, tay chân miệng... Những bệnh này rất dễ lây lan qua đường hô hấp, ăn uống và tiếp xúc bằng tay, gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, hiện nay chưa có vắc-xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu
Cẩm nang phòng ngừa bệnh mùa hè ở trẻ
Vậy phụ huynh cần làm gì để đối phó với các bệnh mùa hè, bảo vệ con luôn khỏe mạnh? Theo các chuyên gia, bố mẹ nên lưu ý những điểm sau:
Đối với các nhóm bệnh liên quan đến nắng nóng, chú ý tránh cho trẻ chơi ngoài nắng quá lâu, nhất là khoảng thời điểm từ 10h đến 16h. Khi trẻ có hiện tượng say nắng, ngay lập tức đưa trẻ vào khu vực râm mát, cho uống nước mát, chườm khăn ướt và đưa trẻ đến bệnh viện sớm nhất có thể.
Để phòng ngừa các bệnh liên quan đến thực phẩm mùa hè cần chú ý khâu lựa chọn thực phẩm sạch, bảo quản, chế biến, luôn đảm bảo phương châm "ăn chín, uống sôi". Khi trẻ có dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm như nôn mửa, tiêu chảy, bố mẹ nên để con nôn hết thức ăn, bù nước, điện giải bằng oresol và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sơ y tế.
Đa dạng hóa bữa ăn, cho trẻ ăn đủ các nhóm dưỡng chất: đạm, bột – đường, béo, vitamin và khoáng chất giúp trẻ khỏe mạnh
Để đối phó với các loại bệnh lây nhiễm vào mùa hè, đối với các bệnh phòng được bằng vắc-xin thì bố mẹ cần cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, ví dụ bệnh sởi, thủy đậu, cúm, viêm não Nhật Bản…Tuy nhiên có nhiều loại bệnh không có vắc–xin phòng ngừa như tay chân miệng, sốt xuất huyết… bố mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ môi trường và thân thể cho trẻ, không tự mua thuốc điều trị bệnh cho con. Trong thời điểm các loại dịch bệnh bùng phát, tránh cho trẻ đến nơi đông người hạn chế việc lây lan bệnh.
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ
Chìa khóa để giúp trẻ phòng ngừa các loại bệnh thường gặp là tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ giúp trẻ khỏe mạnh và có khả năng chống lại bệnh tật.
Để nâng cao sức đề kháng cho trẻ, các bậc phụ huynh nên chú ý rèn thói quen cho trẻ ăn uống, sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc, luyện tập thể lực bằng các hoạt động vui chơi, thể thao. Ngoài ra, cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho trẻ bằng cách đa dạng hóa bữa ăn, cân đối các nhóm dưỡng chất: đạm, bột – đường, béo, vitamin và khoáng chất…
Sữa non chứa kháng thể IgG, IgA, IgM… giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch giúp trẻ phòng ngừa với các loại bệnh do virus, vi khuẩn gây ra
Sữa non chứa các kháng thể tự nhiên như IgG, IgA, IgM cùng 22 loại vitamin và khoáng chất giúp kích thích và hoàn thiện hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Các kháng thể trong sữa non được đánh giá là kháng thể tự nhiên, an toàn nhất trong việc nâng cao sức đề kháng, nhất là trong giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”. Các nghiên cứu cho biết mỗi ngày trẻ uống 3g sữa non có tác dụng tương đương với tiêm một ống thuốc tăng sức đề kháng. Nghiên cứu của các chuyên gia Thụy Điển cho thấy những trẻ được uống sữa non hàng ngày có sức đề kháng cao hơn 33% so với những trẻ khác. Mặt khác, sữa non còn đóng vai trò như một loại men vi sinh, giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, phòng ngừa táo bón, tăng cường hấp thụ dinh dưỡng, giúp trẻ ăn ngon miệng, các yếu tố tăng trưởng có trong sữa non giúp trẻ tăng chiều cao tối đa.